Đầu trang

Hệ phái Đường Môn

25-11-14

HỆ PHÁI ĐƯỜNG MÔN

Thiên Long chuyển vận - Vương Giả tái xuất. Giang hồ đừng mong sóng yên biển lặng. Dù chỉ một phút một giây nào đi chăng nữa, khi ám khí độc thủ đã xuất thần thì giang hồ sẽ đại loạn. Ám ảnh Đường Môn luôn là một nỗi khiếp vía bạt hồn, ai ai nghe qua cũng lạc hồn siêu phách.

Họ là ai?

Huyết mạch thượng cổ

Sau khi Đế Nghiêu băng hà, con trai ông là Đan Chu được phong làm Đường Hầu. Sau này hậu duệ của họ đều mang họ Đường.

Tan Thien Long

Thời Chu Võ Vương, Đường hầu tác loạn, về sau bị dồn đến đường cùng, nhưng Chu Vương nhân từ, tha cho mạng sống, khiến Đường Thị không bị tuyệt tự. Trải qua xuân thu chiến quốc, Ngụy Tấn Tùy Đường, Đường Thị nhiều phen chuyển dời, hậu duệ tứ tán khắp thiên hạ. Trong tộc vẫn luôn có người có được địa vị cao trong triều đình. Thế nhân không biết nguyên nhân, chỉ duy có thiên tử mới biết được bí mật kinh thiên của tộc Đường Thị.

Tan Thien Long

Năm 618 sau Công Nguyên, Lý Uyên lên ngôi, lập hiệu là Đường, đóng đô tại Trường An. Lý Thị đã mượn sức của Đường Thị để có được thiên hạ, sau khi thành sự bèn muốn tàn sát Đường Thị. Để tránh tai họa, Đường Thị đã rời khỏi giang hồ, ẩn cư tại Thục Sơn.

Tan Thien Long

Năm tháng dần trôi, vạn vật chuyển dời, người đời chỉ biết rằng trong núi Thục Sơn có một thế gia hùng mạnh, nhưng không hề biết được lai lịch của họ.

Vô miệng chi vương

Viễn tổ của Đường Thị là Đế Nghiêu, là người nhân đức. Khi thiên hạ thái bình, tông gia Đường Thị được phong quan và được truyền cho tư tưởng lấy quốc thái an dân làm gốc.

Ngoài triều đình, một nhánh gia tộc Đường Thị đã di cư vào giang hồ, lấy việc hành thương để che mắt thiên hạ, mục đích là âm thầm thu thập tình báo, củng cố lực lượng, tiêu diệt kẻ thù. Nhiều năm trôi qua, Đường Thị nổi danh, thế lực cũng lớn mạnh theo đó.

Tan Thien Long

Theo thời gian, phân gia Đường Thị ngày càng lớn mạnh, từ đó võ học Đường Môn cũng dần được phổ biến.

Tan Thien Long

Thế nhưng cho dù là phân gia hay là tông gia đi nữa thì những thành viên trong Đường Thị đều giữ vững tư tưởng bình định thiên hạ. Khi đến sảnh đường Đường Gia Bảo, thấy được bốn chữ “Chính Tà Duy Tâm” thì mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu ấy..

Cơ quan kỳ thuật

Nhắc đến võ học Đường Thị, đứng đầu chính là thuật cơ quan.

Thời Xuân Thu, bách gia tranh minh, tộc Đường Thị có một người tài năng, trở thành môn đồ Mặc Tử Mặc Gia, học được cơ quan thuật quán tuyệt thiên hạ. Sau khi Tần diệt lục quốc, gạt bỏ hết thảy, duy chỉ tôn thờ mỗi đạo Nho, Mặc Gia dần dần rút khỏi thời thế, còn cơ quan kỳ thuật lại được tộc Đường Thị tiếp tục kế thừa.

Tan Thien Long

Đến năm cuối Đông Hán, tam quốc chia ba thiên hạ, giữa chiến hỏa phân tranh cũng có thể nhìn thấy bóng dáng của Đường Thị. Vua Thục lấy đức phục nhân, tộc Đường Thị dùng tuyệt nghệ của mình mời Khổng Minh phò tá Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.

Tan Thien Long

Qua mấy nghìn năm tôi luyện, cơ quan thuật và võ học Đường Thị đã hợp thành một, trở thành tuyệt chiêu của đệ tử Đường Môn. Trong đó, Nhân Tông và Tịch Tông lại có một số khác biệt trong việc vận dụng kỳ thuật này. Ngoài ra, sau khi Đường Thị ẩn cư vào Thục Sơn, mang cơ quan thuật vào kiến trúc Đường Gia Bảo, lại có con rối hình người bảo vệ, khiến cho cả Đường Gia Bảo cơ quan trùng trùng, người ngoài muốn vào bên trong lại càng nguy hiểm.

Tan Thien Long

Nhân chi thủ vọng

Nhân Tông đệ tử chịu sự điều khiển của Đường Môn Tông Gia, sở trường là tấn công tầm xa, lực bạo phát mạnh.

Đường Môn cơ quan thuật nằm trong tay Nhân Tông, được dùng để chế tác các loại ám khí, trong đó ám khí thông thường nhất chính là Cơ Quan Nỏ với nguyên liệu chính là cây trúc. Trúc Đường Môn đặc biệt bền chắc, phối hợp với Vọng Sơn đặc chế từ cơ quan thuật, nỏ tiễn càng có tính chuẩn xác cao hơn, có thể trúng đích cách xa ngàn bước.

Tan Thien Long

Tông Gia hiểu rõ đất Thục tài vật phong phú, nhiều năm nghiên cứu độc thảo, tự hình thành một môn bách thảo hóa độc thuật. Truyền chất độc trong thảo dược vào binh khí, khiến cho võ công càng có uy lực. Có thể nói, đệ tử Nhân Tông không ra tay thì thôi, nhưng một khi đã ra tay thì nhất định sẽ lấy mạng đối thủ.

Tan Thien Long

Giang hồ đồn đại rằng, cuối Tùy loạn thế, đệ tử Nhân Tông khi đang thưởng thức tết Nguyên Tiêu Thượng Nguyên đã nhân lúc náo nhiệt mà ám sát đại sứ đương triều. Lúc đó, người bị ám hại được các quan thần vây quanh, nhưng trong tích tắc đã bị nhất tiễn xuyên tim, ngừng thở ngã xuống, sắc mặt tím tái. Quan quân lập tức đóng cửa thành truy lùng thích khách nhưng không vẫn không tìm được. Chỉ phát hiện được một nỏ tiễn tinh vi ở trên một lầu gác cách đó hơn mấy nghìn bước, vụ việc cuối cùng được khép lại.

Tịch chi sát phạt

Địch Tông đệ tử do phân gia điều phái, sở trường xuất quỷ nhập thần, dùng kỳ thuật khắc địch.

Cơ quan thuật của Đường Môn khi ở trong tay của Tịch Tông đã trở thành vô số cạm bẫy lợi hại, lại còn có thể biến thành các cơ quan nhân, không cần người dùng điều khiển cũng có thể lâm trận diệt địch. Bên ngoài Đường Gia được phân bố rất nhiều cạm bẫy để bảo vệ gia tộc.

Tan Thien Long

Ngoài ra, đệ tử Tịch Môn còn có sở trường lợi dụng những thảo mộc trong đất Thục để điều chế thành các loại linh dược, có thể cứu người, cũng có thể sát nhân.

Bạo vũ lê hoa

Du long lược ảnh hí nhật nguyệt, bạo vũ lê hoa lạc tinh thần.

Thế nhân đều biết đến sự ác liệt của Nhân Tông, sự cay độc của Tịch Tông, nhưng không ai biết rằng, tuyệt học tối cao Đường Môn chính là Bạo Vũ Lê Hoa phi phàm.

Có người nói, Bạo Vũ Lê Hoa là một chiếc hộp vuông, bên trong chứa một lượng lớn nỏ tiễn khắc chế tinh xảo, cũng có người nói, Bạo Vũ Lê Hoa không có thực thể mà chỉ là một thủ pháp phóng ám khí đặc biệt của đệ tử Đường Môn.

Nhưng có mấy người sống sót để kịp tường tận bao giờ!